Sinh viên tái hiện món cơm cổ 2.000 năm tuổi, bất ngờ tốt cho sức khỏe

Sinh viên Trung Quốc nấu món cơm cổ theo công thức 2.000 năm tuổi, kết quả bất ngờ

Mới đây, một nhóm sinh viên đã tái hiện món cơm theo công thức cổ xưa và kết quả khiến nhiều người ngạc nhiên. Dự án này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Học viện Yuelu thuộc Đại học Hồ Nam, Trung Quốc.

Dự án dựa trên một văn bản cổ bằng tre có tên là “Shi Fang”, chứa đựng vô số thông tin về cách nấu ăn của người Trung Quốc cổ đại, từ các món cá hấp đến súp gà.

Nhóm nghiên cứu đã chọn loại gạo không chứa gluten, tương tự như gạo trắng thời nhà Hán. Sau nhiều thử nghiệm, họ đã lên kế hoạch tái hiện công thức.

Sử dụng nồi hấp bằng gỗ và nồi đất sét, sinh viên ngâm gạo trong nửa giờ trước khi vớt ra. Sau đó, họ hấp trong 20 phút và để nguội, trước khi thêm nước trở lại và hấp thêm 15 phút.

Không giống như gạo hiện đại, thường được mô tả là tơi và xốp, món cơm cổ này lại “lỏng nhưng đàn hồi”, theo China Daily. Món cơm này cũng có “kết cấu dễ chịu và hàm lượng đường thấp hơn đáng kể so với gạo hiện đại”.

Peter Brian Ditmanson, một giáo sư người Mỹ làm việc tại Học viện Yuelu, mô tả món ăn này là “món ăn thoải mái”.

Luo Jiayi, một sinh viên từ Đại học Hồ Nam, hào hứng nói: “Nấu cơm từ thời Tây Hán đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về sự phong phú và quyến rũ của văn hóa truyền thống Trung Quốc”.

Shi Jing, phó giáo sư tại Học viện Yuelu, khen ngợi dự án nhưng thừa nhận rằng việc tái tạo các công thức lịch sử có một số hạn chế: “Mặc dù không thể đạt được tính xác thực hoàn toàn, nhưng việc kết hợp các kỹ thuật thời nhà Hán với công nghệ hiện đại cho phép sinh viên khai thác trí tuệ cổ xưa”.

Theo Fox News.


TIN LIÊN QUAN


XEM NHIỀU

Đức Giáo hoàng Francis


Tin Chính trị


Tin Hoa Kỳ


Tin Di trú