Lãnh đạo lâm thời Syria lần đầu công du châu Âu, điểm đến Paris

Tổng thống lâm thời Syria, Ahmad al-Sharaa, đã có chuyến công du châu Âu đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, với điểm đến là Paris để hội đàm cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Chuyến thăm này được xem là một bước tiến tiềm năng trong việc mở rộng quan hệ với các nước phương Tây.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bối cảnh Syria đang đối mặt với tình trạng bạo lực giáo phái gia tăng. Al-Sharaa lên nắm quyền sau khi nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) do ông lãnh đạo lật đổ cựu Tổng thống Bashar Assad vào tháng 12 năm ngoái.

Theo truyền thông Syria, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc tái thiết sau chiến tranh, hợp tác kinh tế trong lĩnh vực hàng không và điện lực, cũng như các cuộc không kích của Israel và mối quan hệ giữa Syria với Lebanon.

Phía Pháp cho biết Tổng thống Macron sẽ tái khẳng định sự ủng hộ của Pháp đối với một “Syria tự do, ổn định, có chủ quyền và tôn trọng tất cả các thành phần xã hội”, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định khu vực, đặc biệt là ở Lebanon, và cuộc chiến chống khủng bố.

Chuyến thăm diễn ra sau vụ đụng độ giữa lực lượng trung thành với al-Sharaa và các chiến binh thuộc giáo phái Druze khiến gần 100 người thiệt mạng. Trước đó, bạo lực giữa các tay súng Sunni và cộng đồng thiểu số Alawite ở khu vực ven biển Syria cũng đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người.

Các cộng đồng thiểu số tôn giáo ở Syria, bao gồm người Alawite, Kitô hữu và Druze, lo ngại bị đàn áp dưới chính phủ do người Hồi giáo Sunni lãnh đạo. Al-Sharaa đã nhiều lần cam kết rằng tất cả người Syria sẽ được đối xử bình đẳng bất kể tôn giáo hay sắc tộc.

Cuộc xung đột kéo dài 14 năm đã khiến gần nửa triệu người thiệt mạng và hàng triệu người phải di tản. Cơ sở hạ tầng của Syria bị tàn phá nặng nề, và các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn là một rào cản lớn đối với công cuộc tái thiết.

Chuyến thăm Paris được xem là phép thử cho sự sẵn sàng của châu Âu trong việc hợp tác với ban lãnh đạo mới của Syria. Liên minh châu Âu đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Syria trong các lĩnh vực dầu mỏi, khí đốt, điện lực, vận tải và ngân hàng. Cuối tháng 4, chính phủ Anh cũng tuyên bố dỡ bỏ trừng phạt đối với một số tổ chức của Syria.

Theo nguồn tin ABC News.


TIN LIÊN QUAN


XEM NHIỀU


Tin NỔI BẬT


Tin Chính trị


Tin Hoa Kỳ


Tin Di trú