Giáo hoàng Leo XIV: Nhà vô địch khí hậu mà thế giới cần?

Việc Tòa Thánh chọn Hồng y người Mỹ gốc Peru, Robert Prevost, làm tân Giáo hoàng Leo XIV, được xem là một cơ hội để tiếp nối di sản về môi trường của cố Giáo hoàng Francis – người được mệnh danh là “Giáo hoàng xanh” nhất trong lịch sử hiện đại. Hy vọng của nhân loại trong việc ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu có thể được củng cố từ quyết định này.

Chúng ta sẽ biết thêm về quan điểm của tân Giáo hoàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Bloomberg Opinion ngày 12/05/2025, ông từng phát biểu tại một hội thảo vào tháng 11 năm ngoái rằng thế giới cần phải chuyển từ “lời nói sang hành động” về biến đổi khí hậu. Trong cùng bài phát biểu đó, ông cảnh báo rằng “quyền thống trị của con người đối với thiên nhiên” không nên mang tính “độc đoán” mà phải là “mối quan hệ tương hỗ”. Ông cũng nhấn mạnh những nỗ lực xanh của Tòa Thánh, bao gồm việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời và sử dụng xe điện, trong đó có chiếc Popemobile (xe của Giáo hoàng) hoàn toàn chạy bằng điện đầu tiên.

Tất nhiên, hành động luôn có sức nặng hơn lời nói. Nhưng những phát biểu của tân Giáo hoàng về khí hậu rất tương đồng với người tiền nhiệm. Giáo hoàng Francis đã lắp đặt nhiều tấm pin năng lượng mặt trời và lên kế hoạch xây dựng một hệ thống năng lượng mặt trời nông nghiệp (agrivoltaic) đủ sức cung cấp điện cho toàn bộ Vatican, có thể biến đây thành quốc gia đầu tiên hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo.

Quan trọng hơn, Giáo hoàng Francis đã lên tiếng mạnh mẽ và thường xuyên về vấn đề khí hậu. Thông điệp “Laudato Si’” năm 2015 của ông, lên án việc con người “sử dụng và lạm dụng” Trái Đất một cách bừa bãi, đã tạo động lực tinh thần cho Hiệp định Paris về khí hậu cùng năm. Nhiều quốc gia ký kết đã trích dẫn công trình của ông trong các bài phát biểu trước khi đạt được thỏa thuận. Thông điệp này cũng truyền cảm hứng cho Phong trào Laudato Si’, một mạng lưới các nhóm Công giáo hành động vì khí hậu trên khắp thế giới.

Sự ủng hộ môi trường của Giáo hoàng Francis không chỉ dựa trên tình yêu thiên nhiên trừu tượng. Ông còn nhận ra rằng những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới – bao gồm cả những người Công giáo ở Peru, quê hương thứ hai của tân Giáo hoàng Leo XIV – sẽ phải chịu đựng nhiều nhất. Một Giáo hội tận tâm giúp đỡ người nghèo và người đau khổ không thể làm ngơ trước sự tàn phá của một hành tinh đang nóng lên.

Tám năm sau khi viết “Laudato Si’”, chứng kiến thế giới dần cạn kiệt động lực tinh thần từ Hiệp định Paris, Giáo hoàng Francis đã viết thêm một thông điệp nữa, “Laudate Deum”, chỉ trích các nhà lãnh đạo toàn cầu vì đã không thực hiện đúng những lời hứa cao đẹp của mình.

Ngay trước khi qua đời, ông còn phải chứng kiến sự trở lại nắm quyền của Tổng Thống Donald Trump, người đã liên tục cắt giảm mạnh mẽ những chính sách tích cực mà chính phủ của ông từng làm cho khí hậu. Trong khi đó, từ khóa thường được nghe trong các cuộc thảo luận khí hậu toàn cầu ngày nay là “thực dụng” (pragmatism), một bước chuyển ngắn từ sự “chán nản, buông xuôi” (defeatism).

Trong chớp mắt, Giáo hoàng Leo XIV đã trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng và quan trọng nhất thế giới. Ông có cơ hội sử dụng cương vị mới đầy uy tín của mình để tiếp tục công việc của Giáo hoàng Francis và đẩy lùi thái độ buông xuôi về khí hậu. Điều này không chỉ đòi hỏi những lời nói mạnh mẽ hơn mà còn cả những hành động quyết liệt.


TIN LIÊN QUAN


XEM NHIỀU


Tin NỔI BẬT


Tin Chính trị


Tin Hoa Kỳ


Tin Di trú