Chính quyền Tổng Thống Trump sử dụng Đạo luật False Claims để điều tra các nỗ lực đa dạng tại các trường đại học

Chính quyền Tổng Thống Donald Trump có kế hoạch sử dụng một đạo luật để trừng phạt những tổ chức nhận tiền liên bang nhưng lại có hành vi sai trái. Mục tiêu là gây áp lực buộc các trường đại học như Harvard phải từ bỏ các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI). Theo thông báo từ Bộ Tư pháp vào cuối ngày thứ Hai, động thái này xuất phát từ cáo buộc về tình trạng bài trừ Do Thái (antisemitism) trong khuôn viên trường học.

Tổng Chưởng lý Pam Bondi tuyên bố: “Các tổ chức nhận tiền liên bang nhưng lại dung túng cho hành vi bài trừ Do Thái và thúc đẩy các chính sách DEI gây chia rẽ đang tự đặt mình vào nguy cơ mất quyền tiếp cận nguồn tài trợ liên bang. Bộ Tư pháp sẽ không khoan nhượng trước những hành vi vi phạm quyền công dân này.”

Bộ Tư pháp sẽ nhắm vào các trường đại học mà chính quyền Tổng Thống Trump xem là thành trì của phe đối lập. Tuần trước, Bộ đã thông báo cho Harvard về một cuộc điều tra liên quan đến quy trình tuyển sinh của trường. Liệu quy trình này có vi phạm phán quyết của Tối cao Pháp viện về hành động khẳng định (affirmative action) hay không.

Theo một bản ghi nhớ gửi cho nhân viên, Phó Tổng Chưởng lý Todd Blanche cho biết Bộ sẽ tìm cách phạt tiền và bồi thường thiệt hại trong hầu hết các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, Bộ cũng sẽ xem xét truy tố hình sự trong những tình huống cực đoan.

Ông Peter Hyun, một cựu quan chức cấp cao của Bộ dưới thời Tổng Thống Joe Biden, cho rằng việc chuyển hướng các công tố viên giàu kinh nghiệm từ các nhiệm vụ khác sẽ gây ảnh hưởng đến các cuộc điều tra về gian lận trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các chương trình cứu trợ đại dịch.

Một lãnh đạo của một trường đại học tư thục (yêu cầu giấu tên) cho biết trường của họ đã tạm dừng một số hoạt động tài trợ và thành lập một ủy ban để rà soát các nguy cơ tiềm ẩn.

Trên thực tế, đạo luật thời Nội chiến đã trở thành một trong những phương thức chính phủ dùng để chống lại các tổ chức tư nhân vì những hành vi sai trái tiềm ẩn, bao gồm cả các hành vi vi phạm liên quan đến hỗ trợ tài chính.

Vào năm 2019, Đại học North Greenville ở Nam Carolina đã đồng ý trả 2,5 triệu đô la sau khi chính phủ cáo buộc trường trả “tiền bồi thường khuyến khích” liên quan đến việc tuyển sinh. Một thập kỷ trước đó, Đại học Phoenix đã giải quyết một vụ việc liên quan đến tuyển sinh với giá 67,5 triệu đô la.

Được biết, Bộ Giáo dục cũng đã thông báo với Harvard rằng các chính sách tuyển sinh của trường là đối tượng của một cuộc đánh giá tuân thủ mới. Mục đích là để xác định xem trường có phân biệt chủng tộc đối với các ứng viên đại học hay không. Thông tin này được trích dẫn từ tờ New York Times.

Theo nguồn tin từ tờ New York Times.


TIN LIÊN QUAN


XEM NHIỀU


Tin NỔI BẬT


Tin Chính trị


Tin Hoa Kỳ


Tin Di trú